Tiếng chuông đại hồng

Monday, January 4, 2010

Ở nước ngoài, có những thư người ta có câu mở đầu là: “To whom it may concern”, bài viết nầy cũng xin bắt đầu như vậy, xin gởi đến những vị có liện hệ, quan tâm.

Pháp nạn Bát Nhã đã xảy ra như tiếng chuông đại hồng, đã vang lên, vang xa đến mọi nơi trên thế giới, đã đánh động lương tri loài người. Tiếng chuông đã cho người ta thấy hình ảnh bi trí dũng của tăng thân Bát Nhã dù đa số là người trẻ, dù thời gian thực tập chưa dài. Người dân, nhất là giới trẻ đã bắt dầu thức tỉnh, họ không còn sợ vì họ đã thấy có một thứ sức mạnh mạnh hơn sức mạnh của bạo quyền, đó là sức mạnh của từ bi, của bất bạo động.

Khi nói đến tiếng chuông thì phải nói đến người thỉnh chuông. Trong thiền môn, khi nghe chuông, người ta có thể thẩm định trình độ tu chứng của người thỉnh chuông. Tiếng chuông biểu lộ được tâm an bình, vững chãi.

Đảng và Nhà nước với cánh tay của người được thuê mướn đã không “thỉnh” mà ném bạo lực, hận thù, dã man… vào chuông nên trong tiếng chuông Bát Nhã bộ mặt của của chế độ đã hiện ra rõ ràng, không thể nào chối cãi được.

Các tổ chức nhân quyền, quốc hội châu Âu, trí thức trong và ngoài nước đã lên tiếng, hàng vạn người đã ký thỉnh nguyện thư nhưng nhà nước vẫn tiếp tục đàn áp thô bạo. Họ vẫn tin vào sức mạnh của “bạo lực cách mạng”, của “chuyên chính vô sản”, sức mạnh được tạo nên bởi hận thù, đe dọa, sợ hãi.

Nhà nước đánh càng mạnh thì tiếng chuông càng vang xa, sâu vào lòng người dân. Một dòng suối ngầm đang sôi sục chờ thời cơ biểu hiện. Không phải ngẫu nhiên mà cuốn sách “Giận” của thiền sư Nhất Hạnh trở thành “best seller” (bán chay nhất).

Xin được nêu lên sự kiện 1963, không phải đe dọa, mà nhắc lại bài học lịch sử để có thể tránh được. Đảng và Nhà nước vẩn còn thời gian, vẫn còn cơ hội để trở về với dân tộc. Khi nhắc lại sự kiện 1963, chúng tôi cũng đau buồn vì cụ Ngô Đình Diệm cũng là cha ông của chúng tôi, quý vị cũng là cha anh của chúng tôi, chúng tôi không muốn những gì xảy ra cho cụ Ngô Đình Diệm lại xảy ra lần nữa. Dù sự thay đổi nào cũng có những tang thương, mất mát nhất định nhưng chúng tôi vẫn mong mỏi môt sự thay đổi tốt đẹp như nước Đức đã thống nhất một nhà mà không phải bắn giết nhau.

Bây giờ, chùa Phước Huệ không còn nữa bóng dáng tăng thân Bát Nhã. Ngưòi ta sẽ không thấy hình tuớng tăng thân Bát Nhã nữa nhưng tiếng chuông Bát Nhã không vì thế mà tắt đi. Tiếng chuông vẫn còn vang, vẩn thức tĩnh mọi người “dậy mà đi”.

Chuông đại hồng đã ngân vang cho một bình minh mới.

Một nhóm người trẻ.
Đầu năm 2010

0 Góp ý kiến:

TÂM THƯ TĂNG THÂN BÁT NHÃ

Tăng Ni sinh và bạn trẻ Việt Nam trong và ngoài nước "... Chúng tôi vô cùng cảm động khi đọc “Huyết Thư” trên mạng phusaonline ngày 30/9/2009 của quý liệt vị. Chúng tôi rất biết ơn quý vị đã hết lòng yểm trợ cho chúng tôi trong thời gian qua. Huyết thư đó đã trấn an cho chúng tôi rất nhiều. Chúng tôi biết trong hoàn cảnh nào quý vị vẫn luôn có đó cho chúng tôi như những người sư anh, sư chị của mình, luôn sẵn sàng nâng đỡ yểm trợ hết lòng cho chúng tôi khi chúng tôi cần đến. Tuy thế chúng tôi vẫn đang ở trong tình thế bị động và rất bất an. Tuy được lánh nạn tại chùa Phước Huệ ở thị xã Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng sau hai lần bị hành hung và bị đuổi ra khỏi Tu Viện Bát Nhã, nhưng chúng tôi vẫn đang tiếp tục bị áp lực phải rời khỏi nơi đây và bị đe dọa sẽ bị hành hung như lần trước..."

"... Chúng tôi là những người tu sĩ trẻ thuộc tăng thân Tu Viện Bát Nhã, chúng tôi đang bị lâm nguy vì sự việc xảy ra vừa qua tại TV Bát Nhã ngày 27/9/2009. Chúng tôi đã bị hành hung, đánh đập và bị đuổi ra khỏi Tu Viện trong khi ngoài trời đang mưa bão (Các bạn có thể xem chi tiết trên phusaonline). Hiện tại chúng tôi đang tạm lánh nạn ở chùa Phước Huệ - Bảo Lộc, Lâm Đồng nhưng lại tiếp tục bị áp lực phải rời khỏi nơi đây mà chúng tôi không biết phải đi đâu. Chúng tôi đang bị đe dọa là sẽ bị hành hung như lần trước như tại TV Bát Nhã trong nay mai. Tình trạng rất nguy nan và khẩn cấp. Vì vậy, chúng tôi viết thư này xin các bạn trẻ bên ngoài giúp đỡ..."

Bài mới đăng