Ai và ai sẽ thay thế một thế hệ đi trước, ai sẽ cải tạo đời sống đạo đức, ai sẽ là người đẩy mạnh sự sống? Chúng ta hãy đừng nhắm mắt làm ngơ và mơ màng trên những hạnh phúc ảnh tượng. Chúng ta cùng nhau đập tan đi những ảo ảnh đang chằng chịt trong óc của thanh niên Việt Nam. Chúng ta có đủ can đảm tìm đến với nhau, kết tạo một nguồn năng lượng mãnh liệt để yêu cầu những yêu sách của một thể chế và một sự tôn trọng quyền làm người hay không?
Tất cả thanh niên Việt Nam, trong và ngoài nước, chúng ta ngồi lại bên nhau và bàn thảo một chiến lược đẩy lùi những ảo ảnh của quê hương Việt Nam. Đưa Việt Nam về như một thực tại
Niềm tin thoi thóp.
Chúng ta được biết tới quê hương Việt Nam như một phần máu thịt trong lòng người trẻ. Quê hương vẫn là một thực tại, mà không là một điều mơ ước. Một thực tại mà ai cũng muốn trở về. Thầy Mãn Giác đã từng nhắn nhủ: “Mái chùa che chở hồn dân tộc” Một câu thơ mà xuyên cả dòng lịch sử Việt đã ấn định cho hồn thiêng nước Việt.
Viết tới đây, chúng tôi cảm thấy thương, thương đứt ruột các vị lãnh đạo Phật giáo Việt Nam. Các vị đã bị kiểm soát một cách tê cứng cả thân tâm. Giáo hội Phật giáo đã trở thành một xác ướp tê liệt qua gần nửa thế kỷ. Niềm tin còn lại, một hơi thở yếu dần và vãng chung. Các vị hằng ngày tới những phiên họp, đọc những văn bản đạo đức, bàn thảo những vấn đề “đạo pháp và dân tộc”… và các vị ra về trong cơn não ruột. Một nhà nước cùm kẹp, kiểm soát từng tư tưởng của chư vị, lên tiếng đạo đức và dân tộc để bảo vệ con cháu của chư vị là một việc làm trái pháp luật với chư vị “giáo phẩm” lãnh đạo Giáo Hội. Niềm đau còn đó và hằng đêm vẫn không ngủ yên, nếu chư vị có khối óc còn suy nghĩ.
Chúng tôi nói chuyện với một học tăng tại Học Viện Phật Giáo, nội dung nói về tư tưởng và tương lai của Phật Giáo Việt Nam. Học tăng ấy trả lời: “Phật giáo Việt Nam là nơi chúng tôi kiếm tiền để sống qua ngày. Và vấn đề tương lai của Phật Giáo Việt Nam là chuyện của ai đó, không liên quan gì tới tôi. Tôi muốn có học vị để sinh sống.” Chúng tôi ngậm ngùi và im lặng.
Chúng tôi vẫn còn có niềm tin nới các vị biết tu và tu học nghiêm chỉnh. Chúng tôi biết, các bậc cao đức vẫn còn đó trên quê hương Việt Nam. Đợi tới lúc chiều tàn của nền đạo đức của dân tộc xuống tới mức không còn cứu vãng thì các vị mới lên tiếng nói ư? Có quá muộn màn cho một niềm tin còn đang thoi thóp? Chúng ta hãy tha thứ và thương yêu các vị lãnh đạo như những người già nua không còn sức lãnh đạo Giáo Hội, những người đưa Phật Giáo Việt Nam vào con đường tuyệt vọng.
Sự sống vẫn còn trong đống tro tàn
Cái chết là sự bắt đầu của sự sống. Các vị lãnh đạo Giáo Hội và một đất nước kiệt tuệ dẫn đường cho một lối thoát. Chúng ta vẫn còn niềm tin, chưa tuyệt vọng. Ngạn ngữ Tây phương: “Không bao giờ muộn màn (It’s never too late)”, tương lại của Phật giáo Việt Nam cũng thế thôi. Những dấu hiệu suy tàn của một tổ chức lãnh đạo, luôn là một dấu hiệu tốt cho một thể chế và một cải cách và làm mới.
Ai và ai sẽ thay thế một thế hệ đi trước, ai sẽ cải tạo đời sống đạo đức, ai sẽ là người đẩy mạnh sự sống? Chúng ta hãy đừng nhắm mắt làm ngơ và mơ màng trên những hạnh phúc ảnh tượng. Chúng ta cùng nhau đập tan đi những ảo ảnh đang chằng chịt trong óc của thanh niên Việt Nam. Chúng ta có đủ can đảm tìm đến với nhau, kết tạo một nguồn năng lượng mãnh liệt để yêu cầu những yêu sách của một thể chế và một sự tôn trọng quyền làm người hay không?
Tất cả thanh niên Việt Nam, trong và ngoài nước, chúng ta ngồi lại bên nhau và bàn thảo một chiến lược đẩy lùi những ảo ảnh của quê hương Việt Nam. Đưa Việt Nam về như một thực tại
Thích Phong Định – 11/02/2009
0 Góp ý kiến:
Post a Comment