Chính quyền Việt Nam thiếu trách nhiệm bảo vệ người dân

Wednesday, September 30, 2009

... Nếu mà chúng ta không soi rọi những tia sáng vào trong những vùng tối này thì những vụ vi phạm nhân quyền sẽ tiếp tục diễn ra...

Trước hết là tôi thấy trong những cái gì nó đã xảy ra trong hai ngày qua thì nó có rất nhiều những cái điều vi phạm nhân quyền.

Trước hết, nói chung là quyền sống, quyền tự do và quyền được an toàn nhân thân của các tăng, ni đã bị xâm phạm khi mà đã xảy ra những hành động hành hung, đánh đập, gây thương tích bằng vũ khí.

Những hành vi này, nó rất là dã man, vô nhân đạo, cho nên nó cũng vi phạm cái điều 5 của bản tuyên ngôn Nhân Quyền Quốc Tế.

Điểm thứ 3 là quyền có tư cách pháp nhân của các tăng, ni không có được tôn trọng trọng khi mà họ bị trục xuất bằng vũ lực trước khi họ bị đem ra tòa xét xử.


Điểm thứ 4 là quyền không bị bắt giữ độc đoán đã bị xâm phạm khi mà có một số nhà sư bị bắt cóc đưa đi chổ khác và đa số tăng ni thì bị cưỡng ép phải rời khỏi chùa, rõ ràng nhất là vi phạm quyền tự do tôn giáo và quyền tự do thông tin, thì những điều vừa xảy ra cho thấy rằng là lí do tôn giáo, nó đã là động cơ chính cho cái hành vi vi phạm này và có những người đã cố tình ngăn chặn thông tin hoặc là tường thuật về việc này.

Thì tất cả những nhân quyền nói trên nó được áp dụng tại Việt Nam vì chúng nó nằm trong bản tuyên ngôn nhân quyền quốc tế của Liên Hiệp Quốc (LHQ), mà Việt Nam là thành viên của Liên Hiệp Quốc cho nên phải tôn trọng. Cũng như là Công Ước Quốc Tế về quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã tham gia cũng có những điều khoản tương tự như thế.

Thưa anh, đỉnh điểm của Bát Nhã xảy ra vào ngày hôm qua vào lúc một số vị Hòa Thượng lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo tại tỉnh Lâm Đồng ra Hà Nội họp với trung ương (TW), trong thời gian thì có những thông tin cho rằng quý tăng, ni đã không có đóng tiền điện cho nên sư trụ trì đã không có muốn cho tu hành ở đây nữa, rồi có sự can thiệp của chính quyền,sự can thiệp của công an(CA), của Mặt Trận Tổ Quốc (MTTQ), như vậy thì ai đã vi phạm,và vi phạm như thế nào về những quyền về con người mà anh vừa đề cập bên trên, thưa anh?

Chúng tôi thấy cái việc này nó khá phức tạp, thành ra bây giờ chúng ta cứ giới hạn nó ở trong hai ngày qua, để chúng ta xem xem rằng những thành phần nó có vi phạm, nó là như thế nào.

Thứ nhất, là tôi thấy rằng là ở đây có những người đàn ông và đàn bà lạ mặt, họ đã chủ động dùng bạo lực để mà xâm phạm thô bạo những nhân quyền kể trên của các tăng, ni Bát Nhã. Có nhiều nguồn tin cho rằng là họ là các thành phần hình sự và được thuê mướn hay là bị kích động.

Thứ hai, là đã có những viên chức chính quyền dù là dân sự, bán quân sự, hay là CA đã có mặt tại hiện trường. Họ đã không làm một chút nào cái nhiệm vụ gọi là bảo vệ người dân trước những hành vi bạo lực hoặc là những hành vi vi phạm Luật pháp Việt Nam, và Luật Pháp Quốc Tế đang xảy ra ngay trước mặt những viên chức đó. Chúng tôi có tên tuổi, chức vụ của một số những người này.

Thứ ba là những viên chức lãnh đạo ở cấp huyện và cấp tỉnh đã không chịu can thiệp khi mà nhận được lời kêu cứu của các nạn nhân, thì chúng tôi có một số nhân chứng cho sự việc này, vì đây không phải là lần đầu tiên bạo lực xảy ra tại Bát Nhã, cho nên các viên chức ở cấp TW cũng có thể phải chịu trách nhiệm trong vụ này.

Và thành phần thứ tư có vi phạm là những người đứng đằng sau vụ bạo động này, nếu mà cái giả thuyết cho rằng đây là một vụ được dàn dựng và có chỉ đạo ngầm, nó là đúng.

Với tư cách là một cái tổ chức nhân quyền thì anh nhận định ra sao về hướng giải quyết của chính quyền Việt Nam?

Tôi nghĩ là, trước hết là chúng ta phải giải quyết ngay vấn đề bạo động nó xảy ra và cái điều đó là cái điều mà không thể chấp nhận được. Thì trước hết chúng ta phải xác định rằng là chính quyền Việt Nam là người có trách nhiệm chính trong việc bảo vệ nhân quyền và luật pháp tại Việt Nam, như vậy chính quyền Việt Nam sẽ phải mở ngay một cuộc điều tra sâu rộng về vụ việc này. Theo tôi, để cho nó công bằng thì chính quyền Việt Nam nên cho thành lập một ủy ban điều tra độc lập, có sự tham gia của các tổ chức nhân quyền quốc tế hoặc là cho các tổ chức nhân quyền này được phép mở các cuộc điều tra ở tại Việt Nam. Khi mà các cuộc điều tra có kết quả thì chính quyền Việt Nam cần cho công bố nó một cách rộng rãi ở trong nước và ngoài nước vì hiện nay quốc tế cũng rất quan tâm đến vấn đề Bát Nhã.

Sau cùng Việt Nam phải đưa tất cả những người mà có hành động vi phạm nhân quyền trong vụ này đưa ra xét xử tại tòa án. Nếu mà Việt Nam không hành động một cách rốt ráo và minh bạch như vậy thì Việt Nam có thể bị xem là giấu giếm, bao che hoặc là đã nhúng tay vào hành động vi phạm nhân quyền, đặc biệt là vi phạm quyền tự do tôn giáo. Hình như là tôi đã nói ở trên, các tổ chức nhân quyền nên lên tiếng dù là họ có được hay là không được vào Việt Nam, nếu mà không được đến tận hiện trường để mà khảo sát hoặc là không được gặp các nhân chứng thì các tổ chức nhân quyền vẫn có thể tiếp tục công bố kết quả nghiên cứu của họ, để cho công luận biết rằng là trong cái vấn đề còn có những gút mắc nào.

Cuối cùng thì tôi nghĩ rằng là phía Liên Hiệp Quốc và các chính phủ có quan hệ ngoại giao tốt với Việt Nam, nên đòi hỏi Việt Nam phải mở một cuộc điều tra và tường trình về vấn đề này. Tôi đề nghị các nạn nhân và các nhân chứng nên gửi hồ sơ trực tiếp đến các cơ quan nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, thí dụ như là Báo Cáo Viên Đặc Biệt Về Tôn Giáo của Liên Hiệp Quốc để yêu cầu Việt Nam trả lời với Liên Hiệp Quốc về vấn đề này. Tôi nghĩ rằng là Làng Mai cũng có đủ tư cách để giúp cho các tăng ni ở tại Bát Nhã làm những hồ sơ này.

Thưa anh Vũ Quốc Dụng, nhà thơ Hoàng Hưng ở Việt Nam có một bức thư ngỏ gửi lên các vị lãnh đạo nhà nước Việt Nam để nói về vụ 400 tu sĩ Bát Nhã bị “khủng bố”(đó là cái từ của bức thư ngỏ), thì nhà thơ Hoàng Hưng có nói đây là một bi kịch lên đến đỉnh cao trở thành một thảm kịch chưa từng có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam dưới chế độ do đảng Cộng Sản lãnh đạo.

Tôi nghĩ rằng là, trong vụ này thì nó không thể là trách nhiệm của một người mà là trách nhiệm của rất rất nhiều người, mà mình phải mở cuộc điều tra để điều tra mới ra. Như lúc nãy chúng tôi có nêu ra, tất cả là nó có ít nhất 4 thành phần đã tham gia vào các cuộc bạo động từ trước cho đến nay. Thành ra chúng tôi nghĩ rằng là cái dư luận hiện nay ở tại Việt Nam, cũng như ngoài nước nên quan tâm theo dõi thường xuyên và nên đánh động cái dư luận quốc tế để cho họ quan tâm đến vấn đề này. Nếu mà chúng ta không soi rọi những tia sáng vào trong những vùng tối này thì những vụ vi phạm nhân quyền sẽ tiếp tục diễn ra và đây là một bài học cho thấy là trong thời gian vừa qua của vụ Bát Nhã thì việc mà đưa vấn đề ra dư luận quốc tế, nó có những lúc mà nó làm không được rõ ràng lắm, không được mạnh mẽ lắm, thành ra có thể đó là một nguyên nhân khiến cho những kẻ bạo động thấy rằng, đây là một cơ hội thuận tiện để cho họ trục xuất những tăng, ni ra khỏi tu viện Bát Nhã.

Song song với vụ Bát Nhã, thì có lẽ giới bảo vệ nhân quyền cũng biết những vụ gì xảy ra ở Lăng Cô, ở giáo xứ Loan Lí hoặc là ở Tam Tòa ở Quảng Bình, thì những vụ này, theo anh, nó có những điểm tương đồng nào hay không?

Điểm tương đồng tức là nhà nước Việt Nam muốn dành cho mình cái quyền quản lí tất cả các tôn giáo và không tôn trọng quyền tự do tôn giáo của các tổ chức hoặc các tôn giáo đang hoạt động tại Việt Nam. Chúng ta thấy rằng là trong những vụ nhỏ, nhà nước Việt Nam cũng muốn giữ lấy cho mình cái quyền để mà quyết định cho các tôn giáo dù đó là cái quyền mà cho các người này ở đâu, tu học như thế nào, hay là bên kia là cái quyền sửa sang một cái nhà thờ, cũng bị nhà nước Việt Nam quản lí. Chính quyền Việt Nam phải thay đổi, tức là phải tôn trọng thật sự quyền tự do tôn giáo của những người mà người ta có cái nguyện vọng đi theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo ở tại Việt Nam.

RFI Việt Ngữ xin cảm ơn anh Vũ Quốc Dụng và Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế.

Bài viết này được đánh máy lại từ bài phỏng vấn của đài RFI (Radio France Internationale) ban Việt ngữ với ông Vũ Quốc Dụng - Tổng thư ký Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế, ISHR, Frankfurt, Đức. Tác giả: Tú Anh, bài đăng ngày 28/09/2009, cập nhật lần cuối ngày 28/09/2009 15:28 TU, với tựa đề là Giới bảo vệ nhân quyền kêu gọi Việt Nam làm sáng tỏ vụ Bát Nhã.

0 Góp ý kiến:

TÂM THƯ TĂNG THÂN BÁT NHÃ

Tăng Ni sinh và bạn trẻ Việt Nam trong và ngoài nước "... Chúng tôi vô cùng cảm động khi đọc “Huyết Thư” trên mạng phusaonline ngày 30/9/2009 của quý liệt vị. Chúng tôi rất biết ơn quý vị đã hết lòng yểm trợ cho chúng tôi trong thời gian qua. Huyết thư đó đã trấn an cho chúng tôi rất nhiều. Chúng tôi biết trong hoàn cảnh nào quý vị vẫn luôn có đó cho chúng tôi như những người sư anh, sư chị của mình, luôn sẵn sàng nâng đỡ yểm trợ hết lòng cho chúng tôi khi chúng tôi cần đến. Tuy thế chúng tôi vẫn đang ở trong tình thế bị động và rất bất an. Tuy được lánh nạn tại chùa Phước Huệ ở thị xã Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng sau hai lần bị hành hung và bị đuổi ra khỏi Tu Viện Bát Nhã, nhưng chúng tôi vẫn đang tiếp tục bị áp lực phải rời khỏi nơi đây và bị đe dọa sẽ bị hành hung như lần trước..."

"... Chúng tôi là những người tu sĩ trẻ thuộc tăng thân Tu Viện Bát Nhã, chúng tôi đang bị lâm nguy vì sự việc xảy ra vừa qua tại TV Bát Nhã ngày 27/9/2009. Chúng tôi đã bị hành hung, đánh đập và bị đuổi ra khỏi Tu Viện trong khi ngoài trời đang mưa bão (Các bạn có thể xem chi tiết trên phusaonline). Hiện tại chúng tôi đang tạm lánh nạn ở chùa Phước Huệ - Bảo Lộc, Lâm Đồng nhưng lại tiếp tục bị áp lực phải rời khỏi nơi đây mà chúng tôi không biết phải đi đâu. Chúng tôi đang bị đe dọa là sẽ bị hành hung như lần trước như tại TV Bát Nhã trong nay mai. Tình trạng rất nguy nan và khẩn cấp. Vì vậy, chúng tôi viết thư này xin các bạn trẻ bên ngoài giúp đỡ..."

Bài mới đăng