Trong đêm thành đạo vào ngày trăng tròn tháng Tư (tháng Vesak), Ba người con gái của Ma Vương (Mara) đã tìm đủ mọi cách để quyến rủ Siddhatta nhưng đều thất bại. Ba cô gái thất bại vì Siddhatta đã thấu hiểu tường tận nguồn gốc của của ba cô. Mỗi khi ba cô hiện ra là Siddhatta chỉ cần mĩm cười nhận diện. Nụ cười của Siddhatta làm họ xấu hổ biến mất. Ba cô gái ấy không ở ngoài Siddhatta. Ba cô gái có tên là “Tham”, “Sân”, và “Si” và ở ngay bên trong Siddhatta. Sau ngày thành đạo, Siddhatta trở thành Đức Thích Ca Mâu Ni, và vẫn tiếp tục cuộc chiến với Ma Vương trong suốt cuộc đời bằng chánh niệm.
Ba người con của Ma Vương không phải chỉ có mặt trong Siddhatta, mà có mặt trong tất cả chúng ta, kể cả các công an đã hành hung tăng ni tại Tu Viện Bát Nhã, Thượng Tọa Thích Đức Nghi, và các tu sĩ PGVN. Ai cũng có thể nhận ra nguyên do trước tiên là vì Tu Viện Bát Nhã là một bất động sản lớn, là một miếng mồi ngon, thơm, đối với Ma Vương. Việc chính yếu giải quyết vấn đề Bát Nhã là làm thế nào giúp các vị bị Ma Vương sai khiến thoát khỏi bàn tay của Ma Vương.
Các vương tử dòng họ Thích Ca đã phải bỏ tất cả vàng vòng trân châu mã nảo. Họ đã gói tất cả các báu vật của họ thành một gói trao lại cho người thợ cắt tóc là Upali trên đường họ tìm tới gặp Đức Thích Ca để thọ giáo. Người thợ cắt tóc Upali hoãng sợ vì biết gói báu vật các vương tử để lại là “tai họa”, nên đã cột gói bảo vật nầy lên một cành cây, rồi cùng đi với các vương tử tìm tới Đức Thích Ca để thọ giáo. Vụ Bát Nhã có thể tránh được nếu đã làm được như các vương tử vậy (Đường Xưa Mây Trắng).
Nguyên do kế tiếp là vì các vị trung thành với chủ nghĩa Cộng Sản “sợ”. Sợ vì đã lỡ bị kẹt vào chủ thuyết. Lúc tại thế, Đức Thích Ca có dạy các đệ tử của Ngài không nên kẹt vào chủ thuyết, ngay cả chủ thuyết Phật Giáo (thời đó có rất nhiều chủ thuyết của các giáo phái Bà La Môn) vì chủ thuyết nào cũng có sinh và có diệt. Chủ nghĩa Cộng Sản không còn thời vàng son nữa, nhất là vấn đề giai cấp về “sự chênh lệch giửa giàu và nghèo và giai cấp bóc lột giai cấp”. Vấn đề giai cấp ở các quốc gia Cộng Sản giờ đây đi ngược lại chủ thuyết Cộng Sản, và thế giới Cộng Sản càng lúc càng thâu hẹp đúng theo câu nói của Đức Thích Ca: “Có sinh thì có diệt”.
Trong cuộc tranh đấu bất bạo động của Mahatma Gandhi để dành độc lập cho Ấn Độ, ông Gandhi đã nói hết tất cả những gì ông sẽ làm trong kế hoạch của ông, với các viên chức chính quyền nước Anh. Chẳng hạn như cuộc biểu tình sẽ phát xuất từ đâu, ông sẽ hướng dẫn đám biểu tình như thế nào v.v… mà không giấu một cái gì cả khi mật thám Anh đến hỏi. Cuộc tranh đấu trong vụ Bát Nhã cũng có thể giống như vậy. Nhà nước Việt Nam cũng cần học bài nầy. Ngược lại, người ta cũng có thể đoán trước nhà nước Việt Nam sẽ làm những gì trong những ngày sắp tới. Những việc sau đây có thể xãy ra:
1. KÉO CO:
Nhà nước Việt Nam có thể cù cưa với các người tranh đấu vụ Bát Nhã giống như hai phe đang kéo sợi dây thừng cù cưa qua lại nhiều tháng… Chuyến thuật nầy có thể làm những người tranh đấu trở nên chán nãn và thối chí. Cuối cùng, khi dư luận mõi mệt, nhà nước Việt Nam mới bắt đầu đưa những tu sĩ về nguyên quán từng người một, giống như rút từng chiếc đủa của một bó đủa ra mà bẻ. Nếu các tu sinh Bát Nhã không qua được chiến thuật nầy, có thể nói Ma Vương đã thắng cuộc.
2. DÊ TẾ THẦN:
Nếu không thắng được bằng kéo co, nhà nước Việt Nam có thể dùng những con dê tế thần. Lúc nầy nhà nước có thể đưa ra vài người như Công An, Thượng Tọa Đức Nghi, v.v… ra để làm tội, để trấn an dư luận trong và ngoài nước, nhưng vấn đề cư trú của tăng sinh Bát Nhã thì bị làm lơ… Trường hợp nầy có thể nói Ma Vương không thắng mà cũng không bại.
3. MA VƯƠNG LÙI MỘT BƯỚC:
Trường hợp cuộc tranh đấu trở nên khốc liệt, máu có thể đổ, thế giới có thể trở nên câm phẩn, Ma Vương có thể lùi một bước. Nếu Ma Vương lùi một bước, có nghĩa là tu sinh có thể trở về Bát Nhã, người làm nên tội có thể đền tội. Trường hợp nầy người ta có thể coi Ma Vương là kẻ bại trận…. Nhưng coi chừng! Ma Vương lùi một bước là để chờ cơ hội tiến lên hai bước. Bài học từ Đức Thích Ca là cuộc chiến với Ma Vương phải vô tận.
Những người sẽ bị làm những con dê tế thần là do cái “nghiệp” họ phải trả. Nhưng nếu họ biết dùng “Trí Tuệ”, họ có thể giải nghiệp tức khắc. Đức Thich Ca có dạy: “Biển cả mênh mông, nhưng nếu quay đầu thì tới bến”. Muốn giải nghiệp, họ chỉ cần quay đầu lại, với sự can đảm và cứng rắn như một viên kim cương, nói lên hết sự thật. Nếu làm được như vậy, thì những người nầy tức khắc được tiêu tan tất cả nghiệp chướng, được thế giới coi như những nhà tranh đấu nhân quyền nổi tiếng, và được các bàn tay tranh đấu trong nước và trên thế giới bảo lảnh, bảo bọc, che chở…
Trong thư gởi Chủ Tịch Nhà Nước Nguyễn Minh Triết, giáo sư Nguyễn Lang có viết: “Các vị cảnh sát và công an này chắc hẳn không phải là con cháu của Cách Mạng”. Cách nay hơn hai ngàn năm, Đức Thích Ca cũng có dạy: “Con sư tử là một con thú dữ và mạnh nhất chốn sơn lâm. Không có một con thú nào có thể giết chết được nó. Nhưng con sư tử sẽ bị giết chết chính vì những con trùng nhỏ li ti từ trong gan, trong phổi của nó. Những con trùng nhỏ nầy sẽ đụt khoét, ăn mòn gan phổi con sư tử cho đến khi nó chết. Những con trùng nhỏ nầy sẽ ăn từ bên trong ăn ra!..”
Chân Đức Bổn
Chân Đức Bổn - CHIẾN TRANH VỚI MA VƯƠNG LÀ VÔ TẬN
Thursday, October 22, 2009
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 Góp ý kiến:
Post a Comment