Chỉ khi có những người như nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, hội viên Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam có 36 tuổi Đảng, như cán bộ đảng viên hưu trí NVT, như ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc T/P Hồ Chí Minh, như nhà thơ Hoàng Hưng và 200 nhân sĩ trí thức trong Thỉnh Nguyện Thư gửi nhà nước… can đảm lên tiếng thì chế độ mới có một cơ hội được cứu chuộc.
Sự sụp đổ của một chế độ xảy ra như thế nào? Nó bắt đầu từ tâm ý của những người đang có trách nhiệm bảo tồn chế độ. Khi người ta không còn tin vào những điều người ta nói và người ta làm, những điều có tính cách lừa gạt, bất nhân, thì lương tri của người ta bị cắn rứt. Ban đầu thì cứ tự trấn an là nói như thế và làm như thế là vì yêu chế độ , vì muốn bảo trì chế độ. Nhưng cái lương tri của người ta không cho phép người ta tin mãi vào cái lý luận đó. Trong chiều sâu tâm thức, người ta đã biết là mình đã đánh mất liêm và chính; thanh liêm và chính trực. Mình không tin vào mình thì ai mà tin được? Rồi sự thực từ từ bung ra, nhất là trong thời đại tín học nầy. Sự thực bung ra rất mau, và dân chúng cũng như thế giới thấy được cái giả trá và gian manh của một chế độ. Và chẳng mấy chốc chế độ phải sụp đổ. Những người công an đàn áp hành hung và ngược đãi các tu sinh Bát Nhã đều biết là mình đang làm những việc sai trái. Bộ Ngoại Giao khi tuyên bố rằng chỉ có Phật tử Bát Nhã chống đối loại trừ Phật tử Bát Nhã, chứ không hề có chuyện nhà nước đàn áp tôn giáo, phát ngôn viên của Bộ cũng biết là những điều mình nói sai với sự thật. Làm sao Bộ Ngoại Giao lại không biết sự thật về Bát Nhã được? Nhưng đã là một phần của guồng máy thì Bộ phải đi theo guồng máy. Và như thế là cả một chế độ trở thành dối trá, lường gạt. Sự sụp đổ bắt đầu từ bên trong, không phải từ bên ngoài.
Làm sao cứu được một chế độ? Những người có liêm trực phải nhất quyết không nói và không làm những điều mình tin là sai trái. Nhân viên công an từ khước lệnh trên, không đàn áp các vị tu sinh. Dù có bị mất sở làm, nhưng cứu được lương tri và bình an. Ông Bộ Trưởng ngoại giao có can đảm nói ra sự thực và bị cách chức. Người cán bộ đảng viên bức xúc vì sự sai trái của các đồng chí mình, lên tiếng để nhắc lại chí nguyện cách mạng, để có thể bị đe dọa, hoặc mất việc. Chỉ khi có những người như nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, hội viên Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam có 36 tuổi Đảng, như cán bộ đảng viên hưu trí NVT, như ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc T/P Hồ Chí Minh, như nhà thơ Hoàng Hưng và 200 nhân sĩ trí thức trong Thỉnh Nguyện Thư gửi nhà nước… can đảm lên tiếng thì chế độ mới có một cơ hội được cứu chuộc.
Trần Vũ Bách Niên
0 Góp ý kiến:
Post a Comment