Kinh Tâm- Thích Pháp Bảo - Lịch Sử Than Thở Trước Biến Động Tôn Giáo và Con Người

Wednesday, October 21, 2009

“… Thầy vừa đi hái thuốc
Chỉ tại núi nầy thôi
Mây mù không thấy được ”

Ở Việt Nam sông núi, biên cả, nông thôn, thành thị, Với con người luôn phẩn uất sau thời gian biến cố tán tận lương tâm xảy ra cho lịch sử Bát Nhã Làng Mai. Từ thời buổi tấm thảm kịch được nhà đạo diễn dựng sẵn phim trường. Mọi mỗi vai diễn điều lẫn trốn, náo loạn bên kia hàng gai thép và nhìn bản kịch trong vô tri. Còn những nhà đầu tư vẫn hằng đợi chờ chứng kiến một sự sụp đỗ rồi ra về trong tiếng vỗ tay buồn thảm, bước ra từ từ trong bóng tối giữa lòng khán không, còn sót lại duy nhất một nét họa hàm tiếu. Người xem kịch, đóng kịch và chàng vai phụ diễn, tất cả điều vỡ òa lúc lên tới sân khấu nhưng chưa hề có ai thấy nhà soạn kịch ở đâu chưa xuất hiện trước mọi khán giả đang say sưa nghe, thấy và nhìn từng động thái của các vai đạo cụ trở thành cuốn phim kịch hư ảo, ngụy trang. Như ý tác giả viết kịch muốn chẻ đôi tiếng đàn Hồ Cầm thành trăm mảnh, biến Hồ Cầm thành công cụ giải tỏa hay làm ly dán có hại đến bản tánh chân thật vốn như thật của nó. Để tìm ra những điều bí ẩn hay vướng mắt giải cứu ý thức hệ khỏi áp bức của một số con người hiếu kì. Cho tới khi những mảnh, vụn được tách rời, ra từng mảnh lẻ của cây đàn chuyên dụng.

Trong lúc cây Hồ Cầm đang phân bổ và phân rẻ để tìm ra một nguồn truyền âm diệu kì nguyên vẹn, tích tụ bên trong thì tiếng vang của Hồ Cầm đã đi về muôn vạn nẻo và lan rộng xa hơn cả thế giới. Vì vốn dĩ bản chất của đàn Cầm là rỗng không, vắng lặng vô minh đầy tính thuyết phục về cả hai phương diện Có – Không.
Ví dụ hiện tượng gần nhất là bị lầm lẫn Làng Mai, Bát Nhã chủ thể và đối tượng là một; cùng che đậy kĩ lưỡng cái chân tướng muốn có, ở “bản chất sống thực của Làng Mai” điều Vô Sự.

Còn ở đây luôn sai lầm cái gọi nắm chắc phần thắng trong cánh tay đơn điệu “ đi như một dòng sông” điều vô vụ.

Nhưng ở ngay bị xúi nhục, bị điều khiển của bản năng kì thị, sống còn Bát Nhã. “Không hơn không kém” điều vô hận.

Còn nghỉ rằng viễn cảnh Việt Nam dễ ăn, dễ nói, dễ hối lỗi nên giờ thấm thía “ máu chảy vào trong” điều vô ngôn.

Thế nên lĩnh vực nạn pháp có cả ‘ nội pháp & ngoại pháp’ biến Làng Mai trở thành vật báu thí nghiệm, mở cuộc ‘‘chấn hưng’ rất sớm. Đó là mối đe dọa Làng Mai từ thượng vàng hạ cám lúc có mặt năm 2005. Tạo ra một hỏa lò phe phái, sợ hãi . Một biến động Đạo Phật Việt Nam, ảnh hưởng tới vụ việc “ cơm lành canh nguội” và sự chứng tỏ sáng mắt của những thành phần cực đoan trong xã hội hiện đại. Có điều ấy nữa chăng thì chỉ là kìm hãm sự cô lập, không phát triển con đường tâm linh theo hướng đi đổi mới của nền văn minh và thực nghiệm thiền học với khoa học; Biểu học với tâm lý học. áp dụng Đạo Phật với tuổi trẻ. Mà ngay chính bước chân của Thiền Sư Nhất Hạnh với sự cọng hưởng với xã hội đương đại vì pháp môn thể hiện cùng một trục đường tiến bộ. Xã hội cầm quyền mở cửa hay Giáo Hội PG dung hợp tất cả các công trình nghiên cứu ứng hợp chân lý và mở rộng sự chấp nhận hợp tác, xây dựng. Đào tạo các pháp tu PG vừa có khoa học, vừa có tính lễ bái hài hòa du nhập vào Việt Nam cùng bổ sung nhân lực, tài lực và hành lực theo khả năng kiến thức điều phối. Đạo Phật tiềm ẩn vấn đề học vấn & hành xử chu toàn đã đang được các nước Liên Hợp Quốc tôn vinh, Đạo Phật có nền giáo dục hòa bình, nhân bản.Trong đạo Phật luôn có một nguồn nhân văn dành để các nhà lý tưởng tìm cầu nguồn khoa học sôi động.

Trong khi đó ở xã hội Phương tây biến đổi về mọi mặt triết học Đông Á và tích cực giải quyết tâm lý con người bằng con đường đạo đức học và hướng nghiệp tâm linh. Ngược lại, tại Việt Nam những đợt sóng ngầm cải đổi tôn giáo dẫn tới sự khuynh loát vào tận sâu hàng ngũ Tăng lữ tạo ra một ngọn lửa bần hàn cứng cỏi ngay chính nội bộ Giáo Hội. Như vậy chúng ta thử hỏi với mọi người rằng, sau biến cố Bát Nhã là việc đối xử tàn nhẫn của một số nhân vật thủ cựu đã gây thương tích trước lịch sử. Trị vì vấn đề củng cố tôn giáo và thiết lập mối quan tâm mở rộng bên ngoài. Nhìn chung Làng Mai( Mai thôn) phương ngoại hay Rừng Trúc( Trúc Lâm) phương nội có mặt trên cùng một đất nước điều là nhu yếu tháo gỡ cuộc sống “trên nói dưới nghe” và LM đã đáp ứng đúng mức khi Phật Giáo cần thay áo về phương diện nói pháp, độ đời hay xây dựng một con đường riêng có bản sắc đặc thù của dân tộc. còn gọi mục tiêu đó là “ chúng chúng đồng cư địa”. ở trong thế giới nhỏ mọn này, cái xã hội thu nhỏ này vẫn đối xử dòm ngó pháp môn Làng Mai là mối nguy hiểm, não phiền của đất nước. Tức nhiên mâu thuẫn phải phát sinh thêm nguồn kỳ thị tư tưởng “tự tu tự chứng”. Thật uẩn phí cho cả một thế hệ nối tiếp mà chẳng được thừa hưởng những tuệ giác mới từ các nhà lãnh đạo tâm linh sáng suốt, lại thiếu đi khả năng tiếp nhận những công trình cấy ghép, lai tạo cây giống cho phù hợp với môi trường khí hậu thời đại du nhập và khát khao biến đổi bản chất “ đồng nào xào đồng đó” của một lối sống bế tắc, không dám thay đổi mở đường tư duy kế tiếp, theo xu hướng xã hội hóa “ đức trị- pháp trị”.

Đạo Phật có câu, ‘chấn nhiếp ma quân, vượt thắng ác ma’ bạc tế tam đồ khổ, hoằng dương lợi lạc”. Những con đường tâm linh của tất cả các nước trên thế giới điều với mục đích chung tay thân thiện, chuyển hóa hận thù và xua tan cơn khủng hoảng ác mộng. Đó là hiểm họa to lớn mà chúng ta cần diệt đi ba thứ tam độc khô khan ( tham, sân, si) mê muội với thái độ chánh niệm thương xót . Trong lúc đó thì nhiều quốc gia Tây Phương, Đông Nam Á tiếp đón Pháp tu Làng Mai hết lòng nồng hậu, nhường chỗ cho những mối quan tâm lạc hậu. Các nước luôn luôn cần mẫn, có vẻ chuyên chú như Đức, Ý, Hà Lan, Pháp, Úc, Hoa Kỳ, Hồng Kông hoặc Thái Lan. Đó thuộc về những xã hội tiến bộ luôn có thái độ cởi mở thật lòng ( Tự do, dân chủ, hạnh phúc). Làm cuộc cách mạng thực nghiệm về tâm linh và giáo dục hiện đại đã giúp cho các nước ánh sáng hoàng kim nhanh chân thừa hưởng nét đẹp khuôn phép chân thiện mỹ đó. Từ bậc Thầy hướng dẫn đạo đức nghiêm túc và các phương cách thực tập hòa giải bạo động đúng đắng , làm lắng lại hạt giống nông cuồng của tuổi trẻ… (Còn tiếp theo)

Viết tại tháp Linh Cốt Hc
Để kỉ niệm ngày 19.9

- Đón xem bản tin cùng một tác giả ở đây:
http://hoitrongbatnha.blogspot.com/2009/10/coc-kien-troi-nghi-ve-cau-chuyen-chua.html
http://www.phoquang.org/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1846
http://www.phoquang.org/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1694

0 Góp ý kiến:

TÂM THƯ TĂNG THÂN BÁT NHÃ

Tăng Ni sinh và bạn trẻ Việt Nam trong và ngoài nước "... Chúng tôi vô cùng cảm động khi đọc “Huyết Thư” trên mạng phusaonline ngày 30/9/2009 của quý liệt vị. Chúng tôi rất biết ơn quý vị đã hết lòng yểm trợ cho chúng tôi trong thời gian qua. Huyết thư đó đã trấn an cho chúng tôi rất nhiều. Chúng tôi biết trong hoàn cảnh nào quý vị vẫn luôn có đó cho chúng tôi như những người sư anh, sư chị của mình, luôn sẵn sàng nâng đỡ yểm trợ hết lòng cho chúng tôi khi chúng tôi cần đến. Tuy thế chúng tôi vẫn đang ở trong tình thế bị động và rất bất an. Tuy được lánh nạn tại chùa Phước Huệ ở thị xã Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng sau hai lần bị hành hung và bị đuổi ra khỏi Tu Viện Bát Nhã, nhưng chúng tôi vẫn đang tiếp tục bị áp lực phải rời khỏi nơi đây và bị đe dọa sẽ bị hành hung như lần trước..."

"... Chúng tôi là những người tu sĩ trẻ thuộc tăng thân Tu Viện Bát Nhã, chúng tôi đang bị lâm nguy vì sự việc xảy ra vừa qua tại TV Bát Nhã ngày 27/9/2009. Chúng tôi đã bị hành hung, đánh đập và bị đuổi ra khỏi Tu Viện trong khi ngoài trời đang mưa bão (Các bạn có thể xem chi tiết trên phusaonline). Hiện tại chúng tôi đang tạm lánh nạn ở chùa Phước Huệ - Bảo Lộc, Lâm Đồng nhưng lại tiếp tục bị áp lực phải rời khỏi nơi đây mà chúng tôi không biết phải đi đâu. Chúng tôi đang bị đe dọa là sẽ bị hành hung như lần trước như tại TV Bát Nhã trong nay mai. Tình trạng rất nguy nan và khẩn cấp. Vì vậy, chúng tôi viết thư này xin các bạn trẻ bên ngoài giúp đỡ..."

Bài mới đăng

Tổng mục lục