Kinh Tâm Thích Pháp Bảo - Hoa Nở Trong Biển Lửa

Thursday, October 22, 2009

(kể chuyện: Bát Nhã mùa hương tàn khói lạnh)

Mấy hôm nay chúng ta lại được tắm mình, trong giếng nước thơm lừng trên quê hương thực tại. Rừng thông Bát Nhã tuy không hiện diện trước con mắt của những bước chân hiền sĩ ‘ đầu đội trời, chân đạp đất.’ suối nước âm vang như tiếng gầm của sư tử hống bên đồi trà xanh thâm sơn.Tình đồng đạo sao vẫn lưu lại kỉ niệm một thời dấu yêu qua những buổi chuyện trò Hoài Thiên Cổ. Thật vậy, Bát Nhã ca đã trở thành một huyền thoại bất hủ với Bếp Lửa Hồng sưởi ấm lòng người qua những đêm giá lạnh. Hương rừng Phương Bối như tỏa khắp mỗi buổi chiều về, hòa quyện với khung cảnh thơ mộng của Mây Đầu Núi đã tạo nên một bức tranh sinh động gắn kết tình người bao thế hệ. Cánh Đại Bàng muôn thuở, thế mà giờ đây tất cả đều đã khép lại. Than ôi! Một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp thắm đượm tình người giờ đây đã trở thành một dĩ vãng nhạt nhòa. Quán Nước Trà Thơm, xa xa thấp thoáng Cốc Lưng Đồi, Tùng Xanh lộng gió vẫn còn nở nụ cười thương yêu.Vạn vật vẫn một lòng thong thả dõi bước theo sau đoàn Tăng vững bước. cánh cửa Trai Đường Thệ Nhật luôn giang rộng niềm tin âu yếm những tâm hồn bé nhỏ. Sự nhiệm mầu hé mở chân trời Tăng Xá Cây Tre Triệu Đốt bên cánh đồng màu hoa sim nở rộ. Dường như đâu đó nắng đã lên rồi, từng giọt sương lấp lánh, khoe mình trước ánh hào quang rực rỡ của mái đại hùng bảo điện thiêng liêng.

Những cái buổi đầu tiên của đời xuất sĩ đã lặng mình dưới cội đa hào kiệt. Có lúc chúng tôi ngắm trăng lên trên tản núi rêu phong và một tách trà gừng xứ Huế đậm đà sáng đêm. Buổi vắng, mọi người cũng được có riêng một không gian yên bình để chế tác mây và gầy lấy nắng ngay nỗi nhớ mơ màng. Rồi lãng tử quay trở về an trú dưới bóng mát vườn hoa Tao Đàn Lâm Bi Ni. Tất cả hoa lá điều có đủ màu sắc và hương cỏ thơm đầy quyến rũ. Bước chân thiền hành có mặt cho Cối Nước Trái Đất mỗi ngày. Người trẻ như chúng tôi luôn khao khát uống được một hớp tình thương không điều kiện của các bậc cha anh. Vườn Hồng Cha Mẹ của Nghệ nhân Nguyễn Sánh kiến thiết đã giữ ấm vạn chục trái tim non dại đang lạc mất đường về. Làm trái tim bồ đề chúng tôi lớn dần theo tháng năm. Như khơi dậy vùng trời biết ơn bao dung sâu kín ngay giữa chốn đau thương không vũ khí . Do đó theo suy nghĩ nửa vời, Tăng Thân của chúng tôi chưa hề chia cắt và phân ly. Vì tận đáy lòng ở mọi góc nhìn đã có một Bát nhã to lớn hơn, độ lượng hơn. Thật vậy dù cho tấm thân ốm yếu, mọi thứ rách nát, ngã nghiêng trước thềm, ngoài kia gió đỗ, nhưng lòng chúng tôi vẫn mong mỏi được cuộc sống tự do ‘ giây phút hiện tại giải thoát’ có nhiều tình thương mến. Biết nuôi dưỡng lẫn nhau đó là con đường lý tưởng đẹp còn rớt lại trong thiên niên kỉ mới này.

Trước lúc chúng tôi xa rời mái nhà tâm linh thân yêu để cất bước lang thang muôn vạn lối, trên mọi nẻo đường dường như đóng lại. Mùa này ở cội nguồn Bát Nhã các cánh phượng vàng tươi vẫn thả hồn trước hiên Chùa và hoa trà vẫn thơ thẩn tiễn chân người cố hương một dặm đường ĐamRi. Khi chúng tôi ra đi, con đường năm ấy vẫy chào e ấp và hang đá lặng lẽ thì thầm mỉm cười cùng chúng tôi. Các gốc cây lớn đầy ắp bốn trăm và hàng nghìn bản nhật kí vô danh. Vũ trụ, con người với nhau sẽ lánh mặt trong khoảng thời gian hữu hạn. Như núi rừng hùng vĩ luôn là một bản nhạc hòa tấu vô sinh. Dòng người Tăng lữ sẵn sàng đề cao giá trị chân tình, lẽ sống “Độ Sinh”. Từ mọi chân trời, miền đất mẹ; anh chị em đã về, đã tới nơi đây sống gần bên người Sư Phụ kính yêu, chan hòa yên ấm dưới bóng dặn dò Người cha lành. Tình nghĩa vai huynh đệ qua một buổi sáng bình minh chìm trong lệ ngọt và bầu trời thả xuống bức tranh hổ ly sơn. Người đã lặng lẽ cuộn tròn tám mươi hai tuổi lại để biểu hiện thành một giấc mơ kì quang, đóa hoa tình Thầy trò bất diệt. Giấc mơ ấy là gì vậy? có phải là tình yêu tuổi trẻ và lý tưởng không !. “ Hỡi người giàu sang bậc nhất, hãy thôi làm thân cùng tử, về đây tiếp nhận gia tài, một lõi kim cương sáng chói”. Bài kinh Pháp Hoa lâu nay, tôi thường tụng niệm mỗi ngày nhưng chưa lần nào thẩm thấu hết ý kinh. Trong bước đường cùng, vào tối hai bảy trời mưa lạnh buốt, vừa đi vừa tủi cho cái kiếp tha phương cầu thực ‘học đạo’ bị người ta hất hủi, làm dơ chiếc áo Ca Sa mà nhiều đời chư Phật, chư Tổ dày công nâng niu cho đến bây giờ; cái năng lượng làm cho yên thân, yên tâm. Đàn hậu duệ của quí Ngài sẽ tiếp nối nguồn ánh sáng vô thỉ và nhận lấy tinh thần vô úy trong đạo Phật. Với bao điều hành hạ, cảnh đời tu đơn chiếc và sống để lắng nghe sự nguyền rủa. Áp dụng lối sống tiền sử vào thiên hà thanh minh nhưng chúng tôi đâu có lời thở than nào, chỉ đáp lại nguồn cảm tưởng ân nghĩa “ tâm từ mở ra, khổ đau khép lại”. Cho nên sau một thời gian người con Phật khổ luyện “Cất Túi Hương Trầm”. Chúng tôi lại nghe thoáng, một chút lửa lòng: “Chư tôn đức và các bậc cha hiền dân tộc sẽ che chở, đỡ đầu những mái đầu tóc non. Nỗi băn khoăn ‘không nhà’ luôn hiện về sau bữa cơm chiều ấm bụng chiến sĩ hiền lương.

Nhớ lại cái đêm ly biệt, mỗi người đi một hướng. Có người khóc nức nở, có tình người không nở chia cắt “bỏ đạo về đời”. Để tiễn những người bạn lên đường về với mẹ quê, về lại với tuổi thơ hồn nhiên và về cuốc đất trồng rau cải. Những âm thanh hừng hực như than đỏ của cánh bên kia kì thị, khiêu kích bạo động. Thấy đây là cơ hội thực tập, chuyển hóa buồn phiền. Chúng tôi bắt đầu tạo tình liên đới , gắn kết tình đồng loại bằng hơi thở tứ niệm xứ. Tỉnh táo trước cơn giận điên rồ, nổ tung lúc nào chẳng ai lường được cái tâm thức nóng lên đó. Hẳn nhiên máu gan người trẻ lúc này sẽ thực tập hết mình về sự hy sinh và phụng sự niềm tin. Ánh sáng năng lượng từ bi giao cảm của “ Thầy ” nên chúng tôi tự thiết lập, tự chỉnh đốn thân tâm của mình lại và bắt đầu câu ngạn ngữ ‘cho mây ngàn quét sạch” bầu trời vô minh hận thù. Mọi người tuy đang ở mọi chân trời yên vui hoặc đang sống an hòa trong bầu không khí ngàn năm Thăng Long, Hội Nghị Phật Giáo Quốc Tế diễn ra tại quê hương mình. Đã có ai thấu hết niềm đau chua xót, đắng cay tủi nhục của một thời kì đổi mới hình thức. Tưởng rằng những lệ thư đó, huyết thư kia, khán cáo nọ sẽ từng bước làm thay đổi khó khăn, rung động tình trạng hối hả của một bộ phận làm an ninh. Trời ơi ! Phương Bối. Ôi rừng thông bát ngát xanh rì, suối reo điệp khúc muôn chim ca, từ đây còn ai đứng lặng ngắm em trong phút lát. Ai sẽ thầm nhắc và mang em theo cả cuộc đời, dìu em tới nơi chân núi thơm hương tình người.

“Hận thù hờn oán chỉ xây bằng vôi gạch còn em hãy rót cái nhìn mật ngọt. Hót ca như chim Khuyên không mòn mỏi, để lại cho đời bao tiếng hát thanh tao”. Cứ đến nơi đây và bước đi tự tại nơi này như mây bay qua đồi núi. Chúng tôi luôn sẽ mang theo cả tấm lòng, cả ánh trăng đêm và bàn chân đâu ngần ngại, xót lại chút bùn nhơ. Bát Nhã mùa này thiếu vắng ánh sao, ngọn nến thiên thần lung linh. Từng cánh điệp vàng không còn rụng như độ ấy. Hàng trăm bàn tay chăm mon từ đây rồi hóa thành giọt sương lam huyền diệu. Mọi thứ hiện dần ra như bức họa đồng quê, lúa chín cỏ mọc. Tiếng kinh thanh thoát của các huynh đệ “ cùng nắm tay đi như một dòng sông” là chất liệu nuôi sống tương lai vô tận. Xứ chân trời mây trắng ngàn năm vẫn mãi thong dong.

Kinh Tâm Thích Pháp Bảo
Viết cho các “Người Bạn yêu quí ” của tôi!

*Cảm tưởng qua lời chia sẻ ngắn ngủi chân tình mùa Sư Tử Hống*

0 Góp ý kiến:

TÂM THƯ TĂNG THÂN BÁT NHÃ

Tăng Ni sinh và bạn trẻ Việt Nam trong và ngoài nước "... Chúng tôi vô cùng cảm động khi đọc “Huyết Thư” trên mạng phusaonline ngày 30/9/2009 của quý liệt vị. Chúng tôi rất biết ơn quý vị đã hết lòng yểm trợ cho chúng tôi trong thời gian qua. Huyết thư đó đã trấn an cho chúng tôi rất nhiều. Chúng tôi biết trong hoàn cảnh nào quý vị vẫn luôn có đó cho chúng tôi như những người sư anh, sư chị của mình, luôn sẵn sàng nâng đỡ yểm trợ hết lòng cho chúng tôi khi chúng tôi cần đến. Tuy thế chúng tôi vẫn đang ở trong tình thế bị động và rất bất an. Tuy được lánh nạn tại chùa Phước Huệ ở thị xã Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng sau hai lần bị hành hung và bị đuổi ra khỏi Tu Viện Bát Nhã, nhưng chúng tôi vẫn đang tiếp tục bị áp lực phải rời khỏi nơi đây và bị đe dọa sẽ bị hành hung như lần trước..."

"... Chúng tôi là những người tu sĩ trẻ thuộc tăng thân Tu Viện Bát Nhã, chúng tôi đang bị lâm nguy vì sự việc xảy ra vừa qua tại TV Bát Nhã ngày 27/9/2009. Chúng tôi đã bị hành hung, đánh đập và bị đuổi ra khỏi Tu Viện trong khi ngoài trời đang mưa bão (Các bạn có thể xem chi tiết trên phusaonline). Hiện tại chúng tôi đang tạm lánh nạn ở chùa Phước Huệ - Bảo Lộc, Lâm Đồng nhưng lại tiếp tục bị áp lực phải rời khỏi nơi đây mà chúng tôi không biết phải đi đâu. Chúng tôi đang bị đe dọa là sẽ bị hành hung như lần trước như tại TV Bát Nhã trong nay mai. Tình trạng rất nguy nan và khẩn cấp. Vì vậy, chúng tôi viết thư này xin các bạn trẻ bên ngoài giúp đỡ..."

Bài mới đăng

Tổng mục lục