Gia đình Áo Nâu của mình được Thầy dạy là phải "đi như một dòng sông, đừng làm hạt nước nhỏ", bởi vì là "hạt nước nhỏ" mình sẽ dễ bốc hơi, và cơ hội ra đến biển cả sẽ rất khó. Đó là một hình ảnh rất đẹp về sự nương tựa Tăng. Trong kinh điển Nam Truyền, Bụt cũng có nói tới hình ảnh một chiếc thuyền có thể chở những viên đá qua sông, tự thân một viên đá, nó sẽ rơi xuống sông. Chiếc thuyền là hình ảnh của Tăng bảo, tự thân của mỗi chúng ta là những viên đá nhỏ bé. Những gì bao la không lường được, không thể dùng suy nghĩ của mình mà nghĩ tới được (bất khả tư nghì), không thể dùng ngôn từ mà diễn tả được (bất khả thuyết), thì trong kinh điển nhà Phật thường lấy hình ảnh của biển cả; khổ được ví như biển cả mà giải thoát cũng được ví như biển cả.
Xóm Hạ, Làng Mai, ngày 6 tháng 10 năm 2009
Các sư em thương,
Từ khi xảy ra chuyện, không có ngày nào, không có phút nào mà chị không dõi theo trang nhà Phù Sa và những trang nhà có thông tin về Bát Nhã. Chị luôn nuôi trong chị một niềm tin, một hy vọng là những người con của đất Việt - tự hào với 4000 năm văn hiến - sẽ có những giải quyết ổn thỏa cho các em một chỗ để tu, để làm đẹp mình và làm đẹp cho xã hội mình. Nhưng ngày lại qua ngày, chị chỉ thấy thêm chông gai, thêm nhiều thử thách cho các em.
Các em thương, sáng hôm nay, đại chúng xóm Hạ có buổi tụng giới Lớn. Lắng nghe từng giới một, từng chữ một của bốn phép nương tựa và bốn phép cư xử càng làm thể hiện rõ hình ảnh Bát Nhã và các em trong chị, và chị thấy các em của chị không phải đang ở chùa Phước Huệ mà các em đang ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai. Các em đang là những sứ giả của Như Lai.
Các em có biết là Bụt có dạy là tri giác (tưởng) của con người đến 99% là sai với sự thật không ? Hiện nay, người ta còn làm khổ các em, còn gây khó khăn cho các em cũng vì họ đang có 99% cái sai lầm trong cách suy nghĩ của họ. Gia đình Áo Nâu của mình được Thầy dạy là phải "đi như một dòng sông, đừng làm hạt nước nhỏ", bởi vì là "hạt nước nhỏ" mình sẽ dễ bốc hơi, và cơ hội ra đến biển cả sẽ rất khó. Đó là một hình ảnh rất đẹp về sự nương tựa Tăng. Trong kinh điển Nam Truyền, Bụt cũng có nói tới hình ảnh một chiếc thuyền có thể chở những viên đá qua sông, tự thân một viên đá, nó sẽ rơi xuống sông. Chiếc thuyền là hình ảnh của Tăng bảo, tự thân của mỗi chúng ta là những viên đá nhỏ bé. Những gì bao la không lường được, không thể dùng suy nghĩ của mình mà nghĩ tới được (bất khả tư nghì), không thể dùng ngôn từ mà diễn tả được (bất khả thuyết), thì trong kinh điển nhà Phật thường lấy hình ảnh của biển cả; khổ được ví như biển cả mà giải thoát cũng được ví như biển cả.
Chính quyền và nhà nước Việt Nam là những người đang làm chính trị, cho nên có thể họ đã lấy cái nhìn của nhà "chính trị" để nhìn những người tu như gia đình Áo Nâu của mình. Mình đi như một dòng sông vì trong tâm tưởng mình khi đi tu là vì mình muốn đi ra biển cả: biển của giải thoát, biển của tuệ giác, biển của hiểu biết và thương yêu. Tuệ giác của Bụt, cái hiểu và cái thương của Bụt, sự giải thoát của Bụt lớn như biển cả, không thể dùng lời nói, suy nghĩ mà diễn đạt được. Nhưng với những nhà làm chính trị, thì đây là một sự đoàn kết có quy mô. Và hai chữ "đoàn kết" thường đi liền với hai chữ "đấu tranh", cho nên rất dễ bị ngộ nhận. Và gia đình Áo Nâu đang bị ngộ nhận.
Anh chị em mình đã được Thầy dạy rất rõ, chỉ có hiểu mới có thương. Nhà nước và chính quyền Việt Nam chưa hiểu mình cho nên chưa thương mình được. Nhưng vì mình là những người tu, cho nên câu trả lời cho những việc mình làm cũng chỉ là tu thôi, lời nói của mình cũng chỉ là niệm Phật thôi. Vì vậy các em phải kiên trì lên, phải chứng tỏ cho chính quyền và nhà nước hiểu là mình cương quyết sống với nhau, tu với nhau có vậy mới có cơ hội cho chính quyền và nhà nước cảm thông được. Nếu mình ai về nhà nấy, hay đi chùa khác tu thì mình đã đánh mất cơ hội truyền thông với chính quyền và nhà nước Việt Nam rồi, và như vậy chính quyền và nhà nước Việt Nam sẽ không còn cơ hội hiểu được mình nữa.
Ngày nay các gia đình tan nát vì thiếu truyền thông, vì không cho nhau cơ hội được làm mới lại, vì không chịu lắng nghe nhau để hiểu, cho nên rất nhiều người trẻ buồn cha buồn mẹ, không chỗ quay về cho nên họ đã bê tha ngoài xã hội. Gia đình Áo Nâu của mình đã tiếp nhận rất nhiều người như thế - khắp nơi trên thế giới không chỉ riêng ở Việt Nam - và mình đã chia sẻ với họ những phương pháp thực tập để trở về tái lập truyền thông với gia đình.
Những gì xảy ra ở Bát Nhã, ở Phước Huệ cũng vậy. Chúng ta là những đứa con của Việt Nam, chính quyền và nhà nước Việt Nam chưa hiểu mình, thì mình phải bằng mọi giá để tái lập truyền thông với các vị. Đó là những gì mình đã từng chia sẻ với bao gia đình đổ vỡ. Đây cũng là một dịp để các em chia sẻ với chính quyền và nhà nước Việt Nam cách tu và cách giúp đời của mình. Phải ! Chỉ có kiên trì đi như một dòng sông mới là đáp án cho chính quyền và nhà nước Việt Nam hiểu đường hướng tu học và phương pháp giúp đời của gia đình Áo Nâu mình. Chị rất mong các em giữ gìn sức khoẻ để có thể tiếp tục chờ đợi cho đến khi chính quyền và nhà nước Việt Nam thật sự hiểu mình, thương mình và chấp nhận mình.
"Hổ dữ không ăn thịt con." Cho nên chị tin chắc là chính quyền và nhà nước Việt Nam sẽ không để cho ai làm tổn hại gì đến các em. Các em hãy giữ gìn sức khỏe, chăm sóc lẫn nhau, thương yêu nhau, làm chỗ nương tựa cho nhau để có thể tiếp tục đi trên con đường này và làm chỗ nương tựa cho những ai cần đến mình.
Chị rất hạnh phúc được sinh ra trong gia đình Áo Nâu với các em. Chị hy vọng một ngày nào đó, chị được về gặp mặt các em. Mong rằng ngày đó không xa ?
Một người chị các em chưa từng gặp (ngoài các sư anh lớn và sư chị lớn của các em). ĐN
0 Góp ý kiến:
Post a Comment